Hói đầu có chữa được không?
5591
Hói đầu không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng nó làm mất thẩm mỹ và làm bạn mất tự tin. Vậy hói đầu có chữa được không? Cùng VTG Smart Hair giải đáp thắc mắc này bạn nhé!
Hói đầu có chữa được không?
Hói đầu là gì?
Hói đầu là tình trạng rụng tóc từng mảng trên da đầu. Nó là một dạng bệnh tự miễn dịch trong đó các hệ miễn dịch sẽ tấn công nang lông trên da đầu gây ra viêm và dẫn đến rụng tóc, hói đầu.
Các dạng hói đầu nam giới
Có 3 dạng hói đầu ở nam giới: hói chữ M, hói đỉnh đầu, hói từng mảng
Hói chữ M
Tóc rụng bắt đầu ở phần trước trán, phần tóc con mọc ra giảm dần và dễ gãy rụng. Lâu dần đường chân tóc thụt lùi tạo thành hình chữ M. Bắt đầu xuất hiện vùng hói nhỏ đầu tiên và sẽ lan ra toàn bộ đầu.
Hói đỉnh đầu
Các dạng hói đầu ở nam giới
Tóc bắt đầu rụng trên đỉnh đầu thường sẽ là vị trí xoáy ốc dẫn đến hói mảng nhỏ. Vùng hói này sẽ lan ra toàn bộ da đầu. Phần da đầu bị hói sẽ nhẵn bóng và không có lỗ chân lông. Sau cùng chỉ còn sau gáy và mang tai còn tóc, các vị trí còn lại tóc đã bị rụng hết.
Hói từng mảng
Tóc rụng thành từng mảng hình tròn giống đồng xu. Thời kì đầu có tóc con mọc lại nhưng ít và dễ bị gãy rụng. Bề mặt da đầu nhẵn và hơi teo lại. Nếu không có biện pháp kịp thời có thể lan ra toàn bộ da đầu và khó chữa trị.
Nguyên nhân gây hói đầu
Di truyền
Nguyên nhân gây hói đầu chủ yếu là do di truyền khi trong gia đình có người bị bệnh này. Hói đầu chủ yếu được di truyền cho nam giới. Do gen di truyền hói đầu nam là gen trội. Rất khó để có biện pháp cải thiện nguyên nhân này bởi bản chất gen tóc của bạn đã không tốt.
Mất cân bằng dinh dưỡng
Mái tóc cũng giống như cơ thể con người phải được nuôi dưỡng mới phát triển được. Việc thiếu hụt dinh dưỡng do chế độ ăn uống gây ảnh hưởng trực tiếp đến mái tóc. Tóc không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng khiến nang tóc không thể phát triển được. Một số chất dinh dưỡng cần thiết cho tóc như: Protein, Vitamin, Biotin,…
Rối loạn nội tiết tố
Rối loạn nội tiết tố DHT
Sự rối loạn nội tiết tố cũng là nguyên nhân gây ra hói đầu. Khi hormone testosterone giảm sẽ sản sinh ra DHT. Đây là hormone có lợi cho cơ thể nhưng gây hại cho mái tóc. Khi DHT tăng cao sẽ làm tăng tiết chất nhờn, nang tóc bị bịt kín và teo lại. Lưu lượng máu lưu thông đến nang tóc kém đi làm tóc yếu và dễ gãy rụng.
Căng thẳng áp lực
Khi cơ thể bị áp lực nang tóc sẽ không thể phát triển được mà đây là một bộ phận nhận chất dinh dưỡng để nuôi tóc. Nếu nó không phát triển tóc sẽ mỏng và dễ gãy rụng dẫn đến hói đầu. Hói đầu do nguyên nhân này nguy hiểm vì nó diễn ra cách âm thầm.
Khi phát hiện ra mình bị căng thẳng bạn phải điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt cho phù hợp. Nên tập luyện thể dục thể thao, không để tinh thần căng thẳng tiêu cực, ngủ đủ giấc,…Nếu bạn có chế độ sinh hoạt lành mạnh tình trạng hói đầu sẽ được cải thiện.
Da đầu bị viêm nhiễm
Việc da đầu bị tổn thương do bị viêm nhiễm do nấm ngứa, vi khuẩn gây ra là nguyên nhân khiến bạn bị hói đầu. Khi da đầu bị viêm nang tóc không hấp thụ được dưỡng chất khiến sợi tóc mảnh, khô xơ và rụng đi. Không những thế, nó còn làm vòng đời tóc còn bị rút ngắn lại tóc cũ nhanh rụng và tóc mới khó mọc.
Xem thêm: 4 dấu hiệu hói đầu dễ nhận biết nhất ở nam giới
Hói đầu có chữa được không?
Hói đầu có chữa được không? Là câu hỏi nhiều bạn băn khoăn. Trên thực tế, hói đầu có thể chữa được nhưng sẽ còn tùy thuộc và nguyên nhân gây hói. Chính vì thế để xác nhận khả năng chữa khỏi hói đầu còn phải tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Hói đầu có chữa được không
Nếu hói đầu do yếu tố bên ngoài tác động như: căng thẳng áp lực, thiếu hụt dinh dưỡng, tác dụng phụ của thuốc,…có thể điều trị được. Còn nếu nguyên nhân hói đầu do yếu tố bên trong như: rối loạn nội tiết tố do tuổi tác, di truyền, hóa xạ trị,…thì gần như không thể chữa khỏi được.
Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chữa hói đầu
Thời gian
Mỗi nang tóc sẽ trải qua khoảng 20 chu trình mọc và rụng. Hết thời gian này nang tóc sẽ tiêu biến. Người hói đầu cũng trải qua chu trình như vậy, nhưng do chúng bị yếu nên dễ gãy rụng và khó mọc lại.
Nếu không được điều trị kịp thời, nang tóc cũ teo lại và nang tóc mới không mọc lên được. Bã nhờn và dầu trên da đầu sẽ thay thế vào vị trí đó khiến bạn bị hói hoàn toàn. Thế nên nếu để càng lâu sẽ càng khó điều trị.
Tình trạng vùng hói
Một số bạn chỉ hói phần chữ M có thể sử dụng phương pháp cấy tóc từ chỗ còn chắc khỏe vào chỗ bị hói. Nhưng nếu vùng hói quá rộng bác sĩ sẽ khó khăn trong việc tìm khu vực lấy tóc. Vùng hói càng lớn thì thời gian điều trị càng dài và chi phí càng tốn kém. Do đó vùng hói càng rộng thì càng khó điều trị.
Phương pháp trị hói đầu
Thảo dược thiên nhiên
Sử dụng thảo dược thiên nhiên có tác dụng tốt trong việc trị hói đầu. Vì thế câu hỏi hói đầu có chữa được không? Câu trả lời là có. Một số loại thảo dược thường dùng để trị hói đầu là: dầu dừa, tinh dầu bưởi, bồ kết, nha đam, hà thủ ô,…
Dầu dừa: Đây là phương pháp được khá nhiều người sử dụng. Bởi nguyên liệu này dễ kiếm và có tác dụng tốt cho mái tóc. Trong dầu dừa có chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tóc khỏi những tác nhân có hại bên ngoài.
Trị hói đầu bằng tinh dầu dừa
Tinh dầu bưởi: Tinh dầu bưởi có tác dụng tốt trong việc điều trị rụng tóc, hói đầu và gia tăng số lượng tóc mới mọc lên. Có thể sử dụng tinh dầu bưởi xịt trực tiếp lên tóc hoặc nấu lên để gội đầu.
Bồ kết: Được coi là là loại dầu gội dân gian được sử dụng phổ biến. Nó có khả năng làm tóc đen mượt. Trong bồ kết có chứa flavonoid và saponaretin giúp bảo vệ nang tóc khỏi vi khuẩn xâm nhập là tóc bóng mượt và chắc khỏe hơn.
Nha đam: Đây chính là loại thảo dược tiếp theo có tác dụng trị rụng tóc hiệu quả. Trong nha đam có chứa hơn 100 loại Vitamin và khoáng chất có lợi cho mái tóc. Giúp tóc được nuôi dưỡng từ chân tới ngọn và phục hồi tóc gãy rụng hiệu quả.
Hà thủ ô: Có tác dụng bổ máu và sản sinh hồng cầu, giúp nuôi dưỡng và phục hồi tóc hư tổn. Đây là một loại thảo dược giúp trị rụng tóc từ bên trong giúp tóc đen mượt và làm chậm quá trình lão hóa của tóc.
Sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc chính là câu trả lời cho câu hỏi hói đầu có chữa được không? Có 2 loại thuốc trên thị trường được sử dụng để trị hói đầu là Minoxidil và Finasteride.
Minoxidil là sản phẩm dưới dạng thuốc bôi. Sử dụng đều đặn 2 lần/ngày sau 6 tháng sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên sau khi ngừng thuốc tình trạng hói đầu sẽ xuất hiện lại.
Minoxidil trị hói đầu hiệu quả
Finasteride là sản phẩm dưới dạng viên uống. Có công dụng hiệu quả hơn Minoxidil . Khi sử dụng thuốc này phải có phiếu kê đơn của bác sĩ. Sử dụng 1 lần/ngày sau 6 tháng sẽ thấy hiệu quả. Tuy nhiên khi ngừng sử dụng thuốc cũng sẽ xuất hiện tình trạng hói đầu trở lại.
Cấy tóc
Phương pháp này được khá nhiều người lựa chọn sử dụng. Cách thực hiện đó là lấy phần tóc dày cấy vào những chỗ bị hói. Nhưng nếu bạn là hói đầu di truyền khi sử dụng phương pháp này tóc sẽ có thể bị đào thải. Vì bản chất bạn đã mang gen di truyền hói nên khó có phương pháp nào cải thiện. Hơn nữa, chi phí để làm phương pháp này khá cao.
Phương pháp laser
Hói đầu có chữa được không? Sử dụng phương pháp laser có tác dụng tốt trong việc điều trị hói đầu. Tia laser năng lượng thấp có tác dụng kích thích sinh học và tăng cường máu đến nuôi nang tóc.
Chi phí để thực hiện phương pháp này khá tốn kém và không được sử dụng nhiều tại Việt Nam. Bạn sẽ phải điều trị trong 6 tháng liên tục hoặc lâu hơi tùy và tình trạng tóc của bạn.
Sử dụng tóc thẩm mỹ
Hói đầu có chữa được không? Hiện nay, phương pháp sử dụng tóc thẩm mỹ được khá nhiều người tin dùng. Bở sự tiện lợi và an toàn khi sử dụng. Bạn nên chọn tóc thẩm mỹ là từ 100% tóc thật để mái tóc có sự mềm mượt và dễ vào nếp hơn.
Trên thị trường hiện nay có nhiều đơn vị cung cấp tóc thẩm mỹ trong đó VTG Smart Hair là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực này. Đến với VTG bạn sẽ được phục vụ một cách tận tình từ khâu tư vấn đến tạo kiểu. Đây là điểm đến tin cậy của nhiều bạn.
Hói đầu có chữa được không? Câu trả lời là có. Nhưng còn tùy vào nguyên nhân gây hói và tình trạng hói của bạn. Nếu phát hiện mình có những dấu hiệu hói đầu bạn nên mau chóng tìm ra nguyên nhân để có hướng khắc phục nhé.